Cách học giỏi phần 3 - Cách lên kế hoạch học tập khoa học

Cách học giỏi phần 3. Cách lên kế hoạch học tập khoa học. Chia sẻ bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng. Bảng vàng thủ khoa tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM.

Sau khi đã có tài liệu tốt, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để sử dụng những tài liệu này và ứng dụng chúng để thi cử đạt kết quả tốt.

 

Quá trình này giống như giải một mê cung vậy, nếu bạn có được bản đồ toàn bộ mê cung ngay từ đầu thì bạn có thể tìm được đường ra tốt và an toàn nhất trong khi đó nếu bạn đi từng bước từng bước một và không biết bước tiếp theo sẽ thế nào thì khả năng cao là bạn sẽ mắc bẫy và kẹt lại.

 

Đây là một ý niệm đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đó cũng chính là tầm quan trọng của việc lên kế hoạch học tập trước khi thực sự mở sách vở ra và học. Trong video này anh sẽ chia sẻ với các bạn cách anh lên kể hoạch học tập và sử dụng bảng tính google để xây dựng một kế hoạch học tập khoa học.

 

Bước 1: Chúng ta cần xác định môn học này có bao nhiêu nội dung.

 

Đây là một việc quan trọng vì nếu bạn không nắm rõ môn đó có bao nhiêu bài thì rất khó để bạn kiểm soát tiến độ học bài và ôn tập được.

 

Ví dụ nếu mình biết được môn học của mình có 10 bài thì sau khi học một thời gian, bạn sẽ biết được bạn đã học bao nhiêu bài, còn bao nhiêu bài, bài nào cần phải tìm hiểu thêm. Nếu mà bạn không nhớ được là môn học có bao nhiêu bài và tên những bài đó là gì thì sau một thời gian, tất các những gì bạn nhớ là một bức tranh mờ ảo rằng mình đã học được đâu đó ba bốn bài rồi và còn rất nhiều điều cần làm chứ không xác định được rõ bài nào cần học cần tìm hiểu thêm.

 

Bởi vậy trước khi bắt đầu học bạn chỉ cần mở sách ra coi phần mục lục xem là môn học của mình có bao nhiêu bài. Hoặc là coi trong lịch giảng dạy được trường công bố vào đầu năm học trước khi đi học là được rồi.

 

Bước 2: Sau khi xác định được môn học có bao nhiêu bài thì câu hỏi tiếp theo là bài nào quan trọng và có mặt nhiều trong các kì thi ?

 

Thành thật mà nói thì chúng ta không thể học hết được 100% tài liệu trước khi thi. Việc chúng ta có thể làm đó là chọn được đâu là những phần nội dung quan trọng nhất của môn mà mình đang học để học trước và đâu là những cái nội dung bớt quan trọng hơn để mình học sau nếu mình không còn đủ thời gian. Thực tế đã chứng minh rằng là 80% điểm số của bạn tới từ 20% nội dung những bài học cốt lõi nhất và điều này đã được khoa học chứng minh. Đó là nguyên tắc 80 / 20.

 

 

Tới đây bạn có thể hỏi ừ tôi cũng biết là có những bài rất là quan trọng và những bài không quan trọng bằng. Nhưng làm sao tôi biết được bài nào thực sự quan trọng trong môn tôi đang học để mà học trước ? Để xác định được điều này, anh sẽ làm hai việc.

-      Thứ nhất ạnh đi hỏi anh chị năm trước. Việc này rất đơn giản.

-      Thứ hai anh sẽ đi tìm những bộ đề thi môn đó trước đây đã từng ra khi và sau khi đọc qua một lượt rất là nhanh thôi thì trong vòng khoảng 1-2 tiếng thì mình có thể nhìn được đâu là những nội dung hay được hỏi thi và mình sẽ tập trung học những nội dung này trước. Chú ý là ở bước này anh sẽ chỉ đọc sao qua bộ đề thôi chứ chưa thực sự là ngồi làm đề tại vì mình phải có những kiến thức mình mới làm được chứ đâu phải là ngay từ đầu là mình lâu ra là mình làm được gì đâu.

 

Có nhiều bạn sẽ nói việc anh đang làm là tủ đề và nó không phải là việc học tập hiệu quả cả nhưng tin anh đi khoa học đã chứng minh là việc học thông qua đánh đề chính là một trong những cách học tốt nhất và những sinh viên hàng đầu thế giới trong những đại học hàng đầu thế giới là những người thực sự thích phương pháp này. Bởi vì đề thi chính là những cái mà giáo viên muốn bạn thực sự nhớ sau khi môn học đi qua chứ không ai có thể là nhớ tất cả mọi thứ được. Chúng ta chỉ có thể nhớ được những thứ cốt lõi nhất mà thôi.

 

Để tăng thêm hiệu quả cho việc lên kế hoạch này anh xin giới thiệu với các bạn cách mà anh kiểm soát kế hoạch của mình thông qua bảng tính google.

 

Anh thích sử dụng phần mềm này vì nó đơn giản, dùng được trên mọi thiết bị. Còn excel thì cần phải có máy tính. Với google sheet, bạn có thể chỉnh sửa ngay trên điện thoại thành ra bạn có thể cập nhật thông tin bất cứ khi nào bất cứ ở đâu.

 

Nếu em có nhiều môn học thì em sẽ tạo ra nhiều tab và mỗi tab là một môn quan trọng. Đầu tiên em ghi toàn bộ những nội dung trong môn em đang học vào cột 1. Anh đã nói về việc nắm rõ mình đang học trong những video đầu tiên. Trong những năm qua khi anh trực tiếp hướng dẫn nhiều bạn sinh viên thì anh nhận ra đa phần các bạn đều không nắm rõ là thứ mình đang học có những nội dung gì. Đây là điều mà bạn phải thay đổi.

 

Mỗi lần ôn anh sẽ ghi vào các cột tiếp theo ngày anh đã ôn tập. Và mỗi ngày ôn tập anh sẽ mã hóa nội dung của mình là tốt- xanh, vừa-vàng hay chưa tốt - đỏ. Sau một thời gian thì bạn sẽ có bản đồ ôn tập rõ ràng là nội dung nào tốt nội dung nào chưa tốt và đã ôn được bao nhiêu lần rồi. Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.

 

Kết bài Cách lên kế hoạch học tập khoa học

 

Tóm lại việc lên kế hoạch học tập rất quan trọng, trước khi học bất kì điều gì các bạn hãy dành thời gian để nắm rõ môn mình học có bao nhiêu nội dung, trong những nội dung đó đâu là những nội dung quan trọng nhất để học trước. Sau một thời gian học bạn cũng cần xác định được mình đã nắm được những nội dung nào và đâu là những nội dung khó cần phải tìm hiểu thêm.


Tại thời điểm này thì bạn đã biết được cách tìm tài liệu học và cách lên kế hoạch học tập. Trong video tiếp theo anh sẽ chia sẽ những kỹ năng để bạn có thể hiểu được nội dung học và nhớ nội dung học một cách hiệu quả.

Share on Google Plus

About Bác sĩ Vượng

Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng. Tốt nghiệp loại giỏi Đại học Y Dược TpHCM.